Có thể nói, Hội Cơ khí Hà Nội là một trong những Hội có tổ chức chi hội cơ sở tương đối đa dạng song sự hoạt động của các chi hội ở cơ sở doanh nghiệp cũng chịu nhiều tác động.
Hội cơ khí Hà Nội được thành lập 1990. Đây cũng là thời kỳ đầu đổi mới nên cũng mở đầu phong trào lập các hội nghề nghiệp mà công nghiệp cơ khí hóa là trung tâm. Vì vậy, ngay từ khi ra đời, Hội đã tích cực phát triển các Chi hội thành viên được tổ chức trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, các hợp tác xã cơ khí…, các Viện nghiên cứu cơ khí, các Trường Đại học Công nghiệp, các nhà máy cơ khí thuộc Nông nghiệp, Thủy lợi, Lâm nghiệp… bao gồm: Kim khí Thăng Long, Nhựa Hà Nội, Gỗ Đồng Tháp, Cơ khí Thủy lợi Văn Điển, Cơ khí Lâm nghiệp Văn Điển, Khóa Việt Tiệp Đông Anh, Bi – Xích líp Đông Anh, Xe đạp Đống Đa, Cơ khí Nông cụ Hà Tây, Điện cơ Thống Nhất, Cơ khí Mai Động, Cơ khí Giải phóng, Cơ khí Hà Nội…, Doanh nghiệp tư nhân Mạnh Quang, HTX Cơ khí Nam Thái, Cơ khí Nam Hồng, Cơ khí dệt Minh Khai, Khóa Minh Khai… Do đặc điểm cũng như phong trào CNH và HĐH phát triển rất mạnh và chủ
Hội yếu trong thời kỳ đầu Đổi mới nên cũng mở đầu phong trào lập các hội nghề nghiệp mà công nghiệp cơ khí hóa là trung tâm, vì vậy đã hình thành hơn 30 Chi hội Cơ khí ở các cơ sở doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, từ giữa những năm 2000, sự suy giảm nhanh của nền công nghiệp cơ khí dẫn đến sự lãng quên và mai một hẳn sự hoạt động của các chi hội cơ khí cơ sở.
Bên cạnh hoạt động tổ chức nhiều biến động, Hội luôn đẩy mạnh các hoạt động chuyên môn thuộc lĩnh vực ngành hoạt động như. Chủ trì soạn thảo, xây dựng phương pháp luận và thực hiện thí điểm cũng như triển khai rộng trên địa bàn các doanh nghiệp Hà Nội chương trình điều tra, đánh giá trình độ công nghệ sản xuất công nghiệp ở 32 doanh nghiệp; Huy động các chuyên gia tư vấn chuyên ngành ở các trường Đại học và tại các doanh nghiệp thực hiện. Từ đó mở rộng áp dụng ra các địa phương trong toàn quốc như Quảng Ninh, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng, Quảng Nam…; Góp phần cùng Bộ KH&CN đánh giá trình độ công nghệ các tỉnh thành và xây dựng phương pháp tổng hợp.
Hội cũng được tín nhiệm với vai trò chủ tịch và chủ trì Ban Chủ nhiệm các chương trình Nghiên cứu ứng dụng hàng năm vào các doanh nghiệp Công nghiệp Hà Nội qua các tổng hợp chung về điều tra, đánh giá cùng xây dựng quy hoạch phát triển ngành Cơ khí chính xác và siêu chính xác của Hà Nội đến năm 2020.
Bên cạnh việc các doanh nghiệp tổ chức chủ trì các đề tài nghiên cứu ứng dụng vào doanh nghiệp, trung bình hàng năm có từ 15- 25 đề tài nghiên cứu ứng dụng trực tiếp vào doanh nghiệp có hiệu quả. Hội Cơ khí chủ trì các khâu tổ chức, theo dõi, kiểm tra và nghiệm thu. Ngoài ra còn tham gia tư vấn xây dựng kế hoạch và cùng với các doanh nghiệp đi khảo sát tuyển chọn đầu tư thiết bị từ EU, Đài Loan… để đổi mới và nâng cấp cho doanh nghiệp. Ngoài ra, hàng năm, tại các doanh nghiệp đều tự xây dựng đề tài nghiên cứu ứng dụng, thực hiện có hiệu quả với kinh phí được cấp từ Thành phố. Chính vì việc tiến hành nghiên cứu ứng dụng nhằm phát triển các doanh nghiệp cơ khí hóa và hiện đại hóa đã tạo ra sự gắn kết giữa Hội Cơ khí Hà Nội với các doanh nghiệp chặt chẽ, hiệu quả.
Trong quá trình 27 năm qua, Hội Cơ khí Hà Nội luôn liên hệ chặt chẽ với Hội Cơ khí Việt Nam qua kết hợp nghiên cứu và thẩm định các vấn đề KH&CN cơ khí trong toàn quốc như đánh giá trình độ công nghệ, thẩm định và nghiệm thu các đề tài nghiên cứu khoa học, xét VIFOTEC, biên tập và viết báo cáo Cơ khí Việt Nam…
Góp mình vào sự phát triển ngành Cơ khí Thủ đô, Hội Cơ khí Hà Nội đã khẳng định được vai trò nòng cốt trong xây dựng tổ chức hội và tổ chức các hoạt động nghiên cứu mang lại hiệu quả cao, tạo môi trường thuận lợi gắn kết doanh nghiệp – nhà khoa học.
BBT