Tham gia Hội thi sáng tạo Khoa học kỹ thuật lần thứ nhất (2011 – 2023) trường THPT Đinh Tiên Hoàng – Ba Đình Hà Nội đã tổng kết ‘Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh THPT Hà Nội đáp ứng mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông 2018 và mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực cho Thủ đô”.
Đề tài đã thể hiện được tính sáng tạo của mô hình giáo dục nhân văn “Không chọn lọc đầu vào nhưng đảm bảo mục tiêu giáo dục toàn diện với học sinh THPT Hà Nội gặp khó khăn trong rèn luyện đạo đức, học tập” hơn 30 năm qua. Đó là:
- Mô hình phát triển nhân cách “Tự học tự rèn” của học sinh Đinh Tiên Hoàng theo phong cách sống “5 tự”: “Tự học sáng tạo, tự chủ, tự trọng, tự tin, tự chịu trách nhiệm” và văn hóa phát triển bản thân theo công thức độc đáo “Vft = đ.t.h – x2 + cd” nhằm thúc đẩy động lực sống (đ), nhu cầu đổi mới thay đổi cuộc sống của mỗi học sinh, nhằm rèn phẩm chất năng lực cho học sinh luôn phải tận tâm (t) rèn luyện để có trí sáng, tâm an, thân khỏe và luôn thực hiện phong cách sống “5 tự” luôn biết học hỏi, hợp tác (h) để cùng tiến bộ. Đặc biệt phải biết rèn luyện bài trừ đi những xấu xí (x2) những hạn chế của mỗi người trong cuộc sống hàng ngày và luôn có khát vọng cống hiến cho cộng đồng (cđ). Nó đươc tiến hánh trên nên tảng Văn hóa hoc đương tôn vinh ĐTH đế
- Mô hình giáo dục nhân văn Đinh Tiên Hoàng đã quán triệt mục tiêu đổi mới của Nghị quyết 29/TW về Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo chuyển từ “Dạy chữ” sang “Dạy người” và thực hiện quyết định 1895/QĐ-TTg về Tăng cường giáo dục lý tưởng, đạo đức lối sống, khát vọng cống hiến cho thanh thiếu niên Việt Nam. Hơn 30 năm qua trường Đinh Tiên Hoàng luôn tự hào kiên trì thực hiện lời dạy của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội: “Đây là mô hình giáo dục đặc biệt, mô hình giáo dục mới…Thủ đô tư tự hào có điểm sáng, một mô hình tốt, đó là trường Đinh Tiên Hoàng” (phát biểu khai giảng năm học 1995 – 1996).
Đề tài cũng khẳng định được hiệu quả kinh tế xã hội đóng góp cho sự phát triển giáo dục, văn hóa xã hội của Thủ đô hơn 30 năm qua, Đó là:
- Mô hình giáo dục Đinh Tiên Hoàng đã tiết kiệm cho thành phố kinh phí trong việc đầu tư công để giải quyết đối với học sinh gặp khó khăn cấp THPT, thực hiện mô hình xã hội hóa giảm thiểu số học sinh THPT tiêm nhiễm tệ nạn xã hội, bạo lực học đường cùng với cha mẹ học sinh “Dạy con nên người”. Thực hiện mong ước của Bác Hồ “Ai cũng được học hành”, thể hiện được ý nghĩa nhân văn của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa “không để học sinh gặp khó khăn phải ở lại phía sau”.
- Đề tài đã khẳng định được những nhân tố thành công của mô hình giáo dục ở Đinh Tiên Hoàng mà còn có thể nhân rộng cho các nhà trường phổ thông hiện nay trong việc đổi mới đồng bộ các yếu tố: “Tự chủ – Dân chủ – Nhân văn – Sáng tạo” nêu cao vai trò của nhà giáo, thực hiện được truyền thống nhà giáo Hà Nội “Tâm huyết sáng tạo” và quan trọng phải nêu cao vai trò nỗ lực “Tự học tự rèn” của học sinh; thực hiện được phương châm, nguyên lý giáo dục “nhân cách không chỉ được hình thành bởi những gì nghe và nói mà phải được hình thành bởi chính sự nỗ lực hành động của mỗi cá nhân”.
- Thành công của mô hình giáo dục nhân văn Đinh Tiên Hoàng đã thể hiện nhiều quan điểm phương pháp giáo dục tiên tiến hiện đại đóng góp cho sự phát triển của khoa học Tâm lý giáo dục trong sự nghiệp giáo dục thủ đô, cả nước “Đất nước vang danh, Hà Nội sáng tên” (Trường ca Đinh Tiên Hoàng).
Ngày 18/09/2023
TS. Nguyễn Tùng Lâm