Ngày 28 tháng 12 năm 2024, tại xã Nam Sơn huyện Sóc Sơn, Hội Làm vườn Hà Nội đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai chương trình công tác năm 2025.
Tới dự Hội nghị có ông Phan Huy Thông, Phó chủ tịch Thường trực Hội Làm vườn Việt Nam, ông Nguyễn Mạnh Quỳnh, Phó chủ tịch Hội Sinh vật cảnh Việt Nam và các Ban chuyên môn của hai hội. Về phía Hà Nội có toàn thể Ban Thường vụ, Ban chấp hành Hội Làm vườn thành phố. Tham gia Hội nghị còn có Lãnh đạo và các chủ cơ sở làm mô hình vườn giỏi của xã Nam Sơn.
Hội nghị đã nghe ông Phạm Bá Vĩnh , Chủ tịch Hội Làm vườn thành phố trình bày báo cáo tổng kết công tác năm 2024 và những phương hướng hoạt động năm 2025. Năm qua, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, điều kiện hoạt động cũng có những khó khăn, thách thức lớn có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của Hội Làm vườn các cấp trên địa bàn thành phố. Đặc biệt hậu quả của Cơn bão số 3 đã làm hư hại nhiều vườn cây nhiều cơ sở chăn nuôi thủy hải sản của các hội viên tại các huyện Đông Anh, Chương Mỹ, Thạch Thất, Ba Vì, Mê Linh…Được sự giúp đỡ của Chính quyền các cấp nên các hội viên đã nhanh chóng phục hồi sản xuất, Trên địa bàn thành phố đã xuất hiện các vùng trồng cây đặc sản có giá trị như Bưởi lòng đỏ, bưởi Diễn, cam Canh…Các mô hình vườn đã đi vào xây dựng kết hợp giữa làm kinh tế và phát triển dịch vụ du lịch. Hội Làm vườn các huyện Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Chương Mỹ…đã xây dựng mô hình phát triển tuần hoàn, phát triển mô hình vườn xanh bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ được môi trường sinh thái bền vững.
Hội làm vườn các cấp của Hà Nội đã chú ý đến xây dựng mô hình sản xuất hàng hóa có giá trị cao, tạo thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung như: Hoa lan cao cấp ở Đan Phượng, Hoa hồng ở Mê Linh, Hoa Giấy ở Gia Lâm…Trên địa bàn các huyện đã xuất hiện nhiều mô hình vườn không chỉ có giá trị kinh tế mà còn có giá trị về cảnh quan sinh thái nhất là các huyện được công nhận Nông thôn mới.
Hội nghị đã có nhiều ý kiến đóng góp. Điều nổi lên mà các đại biểu quan tâm là vấn đề tiêu thụ sản phẩm chưa ổn định. Khâu thông tin, phát triển thương hiệu còn yếu nên nhiều mô hình, nhiều sản phẩm chất lượng vẫn chưa đến được với người tiêu dùng. Vai trò của Hội là cần kết nối giữa các mô hình với các cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ để đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất. Hội cần làm trung gian kết nối các vùng sản phẩm với thị trường tiêu thụ giúp cho người làm vườn tiếp cận được với người tiêu dùng. Hà Nội là địa phương làm vườn giỏi của cả nước nhưng sức lan tỏa chưa cao, tổ chức sản xuất chưa kết nối được với nhau mà phần lớn theo kiểu tự phát. Người làm vườn thành phố rất cần Hội trở thành ngôi nhà chung tập hợp được nhiều người làm vườn giỏi, tập hợp được nhiều mô hình tốt với nhau.
Bàn về phương hướng hoạt động năm 2025, Hội Làm vườn thành phố sẽ sớm xây dựng quy chế cho dự án tổ chức cuộc thị vườn đẹp các cấp để sớm chọn được các mô hinh tiêu biểu phục vụ du lịch sinh thái. Hội sớm kiện toàn tổ chức đi vào hoạt động có nề nếp hơn, chặt chẽ hơn ở tấ cả ba cấp: thành phố, huyện, thị xã và cấp xã phường. Hội cần đi vào xây dựng mô hình vườn đô thị, vườn sinh thái để tổ chức du lịch nhất là các huyện có nhiều điểm du lịch nổi tiếng như Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, Thạch Thất , Sơn Tây, Gia Lâm, Mê Linh, Đông Anh… Năm 2025, thực hiện Nghị định 126 về Tổ chức Hội, thành Hội giúp các Hội cơ sở củng cố, kiện toàn tổ chức để hoạt động tốt hơn,
Sau hội nghị, Hội đã tổ chức cho đại biểu đi thăm mô hình kết hợp làm vườn với nghiên cứu và sản xuất dược liệu có hiệu quả cao tại xã Nam Sơn huyện Sóc Sơn
BBT