Trong điều kiện môi trường Việt Nam ngày một ô nhiễm như hiện nay thì việc tìm ra các giải pháp để đầu tư các trạm xủ lý nước thải có công nghệ tốt, đáp ứng được tiêu chuẩn đầu ra và có tính khả thi cao là một vấn đề hết sức cấp thiết.
Công ty ANZGROUP đã mạnh dạn tiếp nhận chuyển giao công nghệ của tập đoàn Unisanpol Thái Lan từ thiết bị SDO từ năm 2016 đến nay. Đây là Công nghệ xủ lý sinh học với sự cải tiến về hệ thống giá thể sinh học cố định “ Siêu oxy hòa tan -SDO”; kết hợp với quá trình xử lý sinh học lơ lửng và bùn hoạt tính. Công nghệ này cho phép xử lý ổn định, đảm bảo quy chuẩn Việt Nam QCVN 14:2009/BTNMT về nước thải sinh hoạt trước khi đưa vào hệ thống chung.
Nhóm tác giả của Công ty ANZGROUP đã áp dụng nguyên tắc xử lý sinh học nước thải, khi đã cải tiến ứng dụng bể xử lý sinh học bằng hệ thống siêu oxy hào tan SDO gồm 3 quá trình: (1) Thiếu khí (xử lý BOD, khử nitrat để xử lý nito);(2) Hiếu khí (xử lý BOD, nitrat hóa và hấp thụ sinh học các chất photpho);(3) Quá trình lắng thứ cấp (lắng bùn cặn vi sinh).
Ngăn chính của bể lắng được thiết kế với các vùng hiếu khí và thiếu khí kết hợp, trong đó lắp đặt hệ thống giá thể vi sinh cố định – hệ thống Bi – Act SDO được gọi là trái tim trong dây chuyền công nghệ. Bi Act SDO là hệ thống giả thể xử lý nước thải sinh học hiếu khí cưỡng bức theo nguyên tắc bùn hoạt tính (vi sinh vật sinh trưởng lơ lửng và hệ vi sinh vật sinh trưởng bám định) trong bể xử lý hiếu khí kết hợp thổi khí, phân bố đều Oxy hòa tan thông qua các giá thể nhựa hình chữ nhật bố trí nghiêng, Zigag trên khung đỡ theo hướng thẳng đứng để các bọt khí và bông bùn trượt hướng lên trên nhằm kéo dài thời gian tiếp xúc oxy với bùn hoạt tính.( sinh khối vi sinh vật) để nâng cao hiệu quả sử dụng oxy và oxy hóa các chất hữu cơ. Bùn tuần hoàn liên tục về bể hiếu khí, tham gia quá trình xử lý bùn được triệt để.
Do quá trình thời gian và quãng đường vận chuyển không khí được kéo dài nên hiệu quả việc hòa tan oxy vào nước cao hơn các loại bể khác. Mặt khác khi bố trí các tấm giá thể đã tạo điều kiện một phần vi sinh trong bể được bám dính hình thành Biofilim (màng sinh học), trên các màng này có lớp vi sinh vật hoạt động để thực hiện quá trình khử Nitrat nên bể có khả năng xử lý nito tốt hơn. Trong bể hiếu khí, vi sinh vật sẽ phân hủy chất ô nhiễm bằng hai quá trình song song: Quá trình xử lý sinh học lơ lửng và quá trình xử lý sinh học bám dính. Phần cuối bể lắp các vách nghiêng lắng. Tại đây bùn hoạt tính được tách ra ở bể lắng dựa trên cơ chế lắng trọng lực để đảm bảo lượng chất rắn lơ lửng trong bể bị tách ra khỏi bể lắng đạt quy chuẩn. Nước thải sau lắng tràn vào máng thu về sau đó được dẫn sang bể khử trùng, hóa chất khử trùng được đưa vào để loại bỏ các vi sinh vật có hại trong nước thải trước khi thải ra môi trường.
Giải pháp đã cải tiến công nghệ mang lại hiệu quả tiêu thụ oxy vượt trội so với công nghệ truyền thống trước đó. Nhờ các bộ giá thể cố định SDO mà thời gian và quãng đường vận chuyển của bọt khí được kéo dài 5 đến 7 lần, hiệu quả hòa tan oxy vào nước đạt 20 đến 30% hiệu quả hấp thụ cao hơn các bể Aeroten truyền thống từ 15 đến 20%. Thời gian lưu bọt khí được gia tăng giúp cho các vi khuẩn , vi sinh có thời gian đê tiếp xúc với oxy hơn. Cải tiến mới là hệ thống phân phối khí không cần phải có hệ thống khuếch tán khí bọt mịn. Phân phối theo hướng này sẽ làm chiều sâu bể khí giảm xuống chỉ còn 2,5 đến 3 mét , phù hợp với các công trình nhà cao tầng và tầng hầm. Vận hành hệ thống siêu oxy hòa tan SDO sử dụng ngăn lắng cạnh hợp khối với bể xử lý sinh học. Máy bơm bùn đặt ở phần bùn lắng của ngăn lắng thứ cấp nên đảm bảo được 2 chức năng là tuần hoàn nội, ngoại cho quá trình hồi lưu bùn; hai là tạo chế độ động trong bể xử lý sinh học giữa các vùng thiếu khí và hiếu khí.
Giải pháp “Siêu oxy hòa tan – SDO” đã mnag lại hiệu quả kinh tế lớn . Trước hết không cần bỏ ra kinh phí lớn để đầu tư xây dựng như các giải pháp khác khi xử lý nguồn nước thải. Thời gian xây dựng và lắp đặt ngắn. Thiết bị có tuổi thọ cao và có thể tận dụng được không gian, nhất là trong điều kiện mặt bằng như hiện nay. Chi phí cho đầu tư thấp. Có thể sử dụng lại nguồn bùn phế thải sau xử lý. Đưa Giải pháp vào hoạt động cũng là dịp để góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong cộng đồng. Đặc biệt hiệu quả về môi trường sau khi có được nguồn nước thải xử lý triệt để sẽ góp phần tăng cao chất lượng môi trường sống.
Để tạo điều kiện thuận lợi khi đưa giải pháp vào hoạt động .Công ty ANZGROUP đã cải tiến hệ thống siêu oxy hòa tan SDO như giảm chiều cao giá thể, đưa tấm giá thể gần với đường ống cấp khí, các bọt khí được phân tán để tăng khả năng hòa tan oxy trong bể xử lý. Hệ thống này có thể ứng dụng để xử lý sinh học nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp chế biến thực phẩm và một số lĩnh vực khác với công suất từ 50 đến 500.000m3/ngày.
Công nghệ này tiết kiệm về thiết bị, điện năng tiêu thụ, chi phí vận hành và tiết kiệm diện tích xây dựng rất phù hợp với điều kiện hiện nay ở Việt Nam.
BBT