Hà Nội có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn tốp đầu cả nước lại đông dân cư, áp lực lớn của đô thị hóa. Hiện nay các trang trại chăn nuôi trong khu dân cư đã giảm đáng kể, chăn nuôi gia cầm giảm 63%, lợn giảm 38%, dê, bò 21% so với năm 2020.
Biến áp lực thành động lực
Trong năm qua vừa, Hà Nội vừa có thời cơ nhưng lại vừa có nhiều thách thức trong phát triển chăn nuôi. Ông Vũ Văn Dũng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội cho biết Hà Nội đã và đang định hướng ngành chăn nuôi theo Nghị quyết 02 ban hành khu vực không được phép chăn nuôi và di dời chăn nuôi ra khỏi khu dân cư.
Cùng với đó, TP. Hà Nội đã ban hành chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020 đến 2030, tầm nhìn đến 2045 hướng phát triển chăn nuôi quy mô lớn hàng hóa, đồng đều cao. Trong đó, Hà Nội sẽ xây dựng chăn nuôi đàn bò thịt chất lượng cao, đàn lợn, đàn gia cầm… hướng vào sản xuất con giống chất lượng cao cung cấp cho Hà Nội và các tỉnh lân cận.
“Chúng tôi hướng đến chăn nuôi xa khu dân cư, hình thành chăn nuôi khu dân cư trang trại quy mô lớn, gắn với khu giết mổ hiện đại tập trung, xử lý chất thải triệt để nhằm nâng cao giá trị sản phẩm chăn nuôi. Phát triển chăn nuôi theo xã vùng trọng điểm, chăn nuôi tập trung đáp ứng nhu cầu các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm… áp dụng các công nghệ cao vào chế biến sâu để xuất khẩu”, ông Dũng cho biết.
Theo thống kê của Sở Công thương TP Hà Nội, mỗi tháng nhu cầu thực phẩm của toàn thành phố khoảng 19.300 tấn. Tuy nhiên, thực phẩm sản xuất tại Thủ đô mới đáp ứng khoảng hơn 70%, thịt bò mới đáp ứng được 18%; thịt gia cầm nhu cầu hơn 6 nghìn tấn, Hà Nội đã sản xuất 13 nghìn tấn…
Một số sản phẩm như gia cầm, trứng gia cầm… đã cơ bản tự đáp ứng được. Chính vì vậy, Hà Nội đang hướng đến sản xuất công nghệ cao để đáp ứng nhu cầu của người dân và có thể hướng tới xuất khẩu.
Để làm được điều đó, thời gian qua, công tác phòng chống dịch bệnh được thành phố quản lý, thực hiện rất chặt chẽ. TP. Hà Nội ban hành và thực hiện các kế hoạch thực hiện phòng chống dịch bệnh trung hạn như viêm da nổi cục, cúm gia cầm… Từ năm 2020 đến nay, các dịch bệnh lớn không xảy ra, công tác tiêm phòng, tiêu độc phòng chống dịch bệnh cũng được thành phố thực hiện tốt nên chăn nuôi phát triển nhanh và hiệu quả.
Vừa qua Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội đã lấy ý kiến các huyện, quận và tham mưu cho thành phố ban hành chính sách di dời chăn nuôi ra xa khu dân cư và chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn giúp ngành chăn nuôi của thành phố bền vững và an toàn, hiệu quả hơn. Hà Nội đã có 53 chuỗi chăn nuôi và xây dựng được một số nhãn hiệu như gà đồi Ba Vì, vịt cỏ Vân Đình…
Hiệu quả từ các tổ khuyến nông cộng đồng
Để xây dựng được các vùng an toàn chăn nuôi dịch bệnh, vai trò của các cán bộ khuyến nông tại cộng đồng rất lớn.
Đề án xây dựng khuyến nông cộng đồng đã được triển khai tại nhiều địa phương trên cả nước, theo đó đã thành lập được 26 tổ khuyến nông cộng đồng (2 tổ/tỉnh) với sự tham gia của 168 thành viên. Ngoài ra, các tỉnh đã thành lập các tổ khuyến nông cộng đồng phục vụ Đề án vùng nguyên liệu với tổng số 123 tổ, gồm 689 thành viên tham gia.
Đến nay, ngoài các tỉnh tham gia Đề án thí điểm, đã có thêm nhiều tỉnh, thành phố lập các tổ khuyến nông cộng đồng như: Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Phòng, Thái Nguyên, Hà Nội, Bình Định, Bình Phước, Quảng Nam, Ninh Thuận, Vĩnh Long, Hậu Giang, Cần Thơ…
Khuyến nông cộng đồng đã giúp cơ cấu lại tổ chức khuyến nông cơ sở trên nguyên tắc không thay đổi bộ máy và biên chế khuyến nông. Đề án tập trung hình thành tổ khuyến nông cộng đồng trên cơ sở thành phần là cán bộ khuyến nông đang làm việc tại hệ thống khuyến nông tỉnh, huyện, xã, nâng cao năng lực cho tổ khuyến nông để hoàn thành tốt nhiệm vụ hỗ trợ HTX và thông tin thị trường, liên kết sản xuất.
Khuyến nông cộng đồng đa dạng chức năng, nhiệm vụ của khuyến nông cơ sở. Cụ thể, mô hình tổ khuyến nông cộng đồng đã cung cấp nhiều công năng để đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo các nhóm hoạt động: Tư vấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tư vấn hỗ trợ hình thành HTX nông nghiệp, phát triển thị trường, liên kết sản xuất, tư vấn, hướng dẫn chuyển đổi số trong các HTX…
Trong thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia sẽ đánh giá việc thành lập và hoạt động của tổ khuyến nông cộng đồng để xây dựng quy chế mẫu nhằm nhân rộng trong giai đoạn tới. Đồng thời, xây dựng và ban hành hướng dẫn thành lập và hỗ trợ khuyến nông cộng đồng dựa trên kinh nghiệm và bài học của một năm hoạt động để nhân rộng trên toàn quốc.
Tại Hà Nội, cùng với sự vào cuộc của các khuyến nông viên, thành phố đã quy hoạch vùng chuyên canh tập trung với các trang trại quy mô lớn, có 162 chăn nuôi trong điểm, 60 xã nuôi gia cầm…
Đến nay, đã có trên 6.300 trang trại quy mô lớn, chăn nuôi của thành phố Hà Nội đang hướng đến chăn nuôi lớn an toàn sinh học, công nghệ cao gắn với sơ chế, chế biến nhằm cung cấp các sản phẩm an toàn cho người ân Thủ đô.
Hà Nội cũng khuyến khích, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào nhà máy sơ chế, chế biến, sản xuất công nghệ cao hướng hữu cơ thân thiện với môi trường./.
Theo http://khuyennonghanoi.gov.vn