Việc tổ chức lấy ý kiến rộng rãi đóng góp vào Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được tổ chức ở nhiều giới, nhiều tổ chức xã hội và của nhân dân Hà Nội trong nhiều tháng nay. Luật Thủ đô (sửa đổi) có vai trò quan trọng để làm cơ sở pháp lý cho Thủ đô phát triển bền vững và là điều kiện quan trọng để đưa Thủ đô xứng tầm là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của cả nước.
Thực hiện Công văn số 35/ĐĐBQH –VP ngày 08 tháng 4 năm 2024 của Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội về việc góp ý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Chiều ngày 15 tháng 4 năm 2024, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Hà Nội đã tổ chức hội thảo khoa học để “Lấy ý kiến chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
Tham gia Hội thảo có các chuyên gia, các nhà khoa học đầu ngành của một số lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, xây dựng, giao thông vận tải…Hội thảo đã nhận được trên 10 báo cáo chuyên đề của các ngành tham gia vào Luật Thủ đô (sửa đổi).
Tiến sỹ Lê Xuân Rao, Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Hà Nội đã chủ trì hội thảo.
Tại Hội thảo các chuyên gia, các nhà khoa học đã đóng góp nhiều ý kiến vào Văn bản dự thảo Luật. Đây là lần thứ 3 Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học về vấn đề này. Đa số các đại biểu tán thành sự cần thiết sửa đổi và kiến nghị cần tăng cường phân cấp mạnh mẽ, cơ chế đặc thù, vượt trội để Thủ đô phát triển.
Góp ý vào dự thảo luật, TS Đào Ngọc Nghiêm (Hội Quy hoạch kiến trúc Hà Nội) cho rằn xây dựng Luật Thủ đô phải đặt ra những yêu cầu phát triển cao hơn, phải có cơ ch khai thác các tiềm năng lợi thế nội tại và tạo ra sức hút mạnh mẽ hơn từ bên ngoài, phát huy được vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của chính quyền và nhân dân Thủ đô cao hơn so với các địa phương khác của cả nước. Đặc biệt đại biểu nêu lên những vấn đề cần sửa đổi, hoàn thiện hơn như: phần giải thích các câu chữ cần tăng hơn đối với các lĩnh vực mới trong đó có các nội dụng về chính quyền đô thị, chính quyền đô thị. Theo đại biểu rất cần có những cơ chế đặc thù vượt trội để làm cơ sở pháp lý cho vấn đề vận hành chính quyền trong thời gian tới.
Đại biểu PGS TS Doãn Minh Tâm (hội Giao thông vận tải) đã dành nhiều nội dung cho ở nhóm chủ đề 3 nhất là trong lĩnh vực Giao thông. Theo đại biểu, vấn đề Giao thông Hà Nội cần có những cơ chế để có tính pháp lý cho xây dựng quy hoachj đến đầu tư xây dựng hạ tầng và vận hành hệ thống giao thông. Nội dung này trong dự thảo Luật còn ít chưa tương xứng với vấn đề cốt lõi để có điều kiện phát triển Thủ đô trước mắt và lâu dài.
GS TS Đặng Kim Chi (Hội Môi trường) tập trung vào điều 28 trong Luật. Đó là những vấn đề về Bảo vệ môi trường. Theo GS luật cần quan tâm hơn vào xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh bền vững mà vấn đề bảo vệ môi trường có vai trò quan trọng. Tại mục 2 điều 28 trong dự thảo còn chung chung cần đi vào cụ thể hơn. Cần chú ý đến tháo gỡ khó khăn trong tái chế nhằm tạo điều kiện tốt cho bảo vệ môi trường. Mục 3 điều 28 về trách nhiệm trong bảo vệ môi trường cần có nội dung cụ thể hơn.
TS Nguyên Tùng Lâm (Hội Tâm lý Giáo dục) đề nghị Luật đi vào vấn đề thu hút hiền tài phải được bắt đầu từ có cơ chế đặc thù cho ngành Giáo dục Thủ đô để tháo gỡ các vấn đề nóng trong lĩnh vực đào tạo
PGS TS Bùi Thị An (Hội nữ trí thức Hà Nội) đề nghị cần phải có Điều 4 để làm cơ sở pháp lý trong quá trình áp dụng Luật Thủ đô.
Nhiều đại biểu đã đóng góp vào các vấn đề khoa học, công nghệ của thủ đô tại điều 25. Đó là cần có cơ chế khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học phát huy chất xám trong nghiên cứu các sản phẩm khoa học phục vụ sản xuất và đời sống.
Tổng kết Hội thảo, TS Lê Xuân Rao đã đánh giá các phát biểu của các chuyên gia là rất tâm huyết, với tinh thần trách nhiệm với Thủ đô mong được đóng góp nhiều hơn nữa. Sau Hội thảo hôm nay, Liên hiệp Hội sẽ tổng hợp ý kiến để báo cáo Đoàn Đại biểu Quốc Hội thành phố trình lên Ban biên tập Dự thảo Luật.
BBT